Bài viết của tác giả Hiezle Bual đăng tải trên Vietcetera
Bạn có biết rằng trung bình một người Việt Nam thải ra 37kg rác thải nhựa mỗi năm? Nếu bạn không thể hình dung được điều đó, hãy đến xem mô hình Quái Nhựa, để biết 37kg nhựa thực sự trông như thế nào.

Mô hình Quái Nhựa. Ảnh: Vietcetera
Vào Ngày Trái Đất 22/04 vừa qua, trên các trang truyền thông và mạng xã hội (MXH) ngập tràn những hình ảnh về thiên nhiên, cây cối, đại dương và động vật hoang dã (ĐVHD) để kỷ niệm ngày này và thể hiện tình yêu thương đối với Mẹ thiên nhiên. Trước đó, trong sự kiện Giờ Trái Đất, chúng ta cũng đã được khuyến khích tắt các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ. Mặc dù cả hai phong trào đều nhằm mục đích giáo dục và nâng cao nhận thức về những thiệt hại mà chúng ta đang gây ra đối với môi trường, nhưng một ngày hay một giờ không thể cứu vãn được gì nhiều. Chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa.
Rác thải nhựa là một trong số những vấn đề mà chúng ta cần loại bỏ, hoặc ít nhất là giảm thiểu. Nhưng tại sao rác thải nhựa lại là vấn đề ở Việt Nam?
Vào ngày 23/04 vừa qua, một dự án mang tên “Quái Nhựa” do CHANGE kết hợp cùng Dentsu Redder, thuộc khuôn khổ dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” đã chính thức được ra mắt. “Suy nghĩ lại về nhựa – Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” là dự án do Liên minh châu Âu (EU) và Bộ hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ, do Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ) GmbH và Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp (Expertise France) triển khai. Dự án đã ra mắt công chúng một mô hình sinh vật kỳ lạ được làm từ rác thải nhựa – mối nguy hiểm cho môi trường tạo ra bởi chính chúng ta.
Sinh vật quái dị này có tên “Quái Nhựa”, được bao phủ bởi 37kg rác nhựa: từ gói giấy đồ ăn vặt cho đến những vỏ chai nhựa. Thật không may, tất cả đều là sản phẩm do con người tạo ra.
“Với hình dáng của một con quái vật nguy hiểm được bao phủ bởi rác thải nhựa một lần, sinh vật này chính là tâm điểm của buổi họp báo khỏi động chiến dịch sáng tạo mới nhất của CHANGE, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và kêu gọi người Việt Nam giảm thiểu tiêu thụ nhựa một lần.” – chị Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc và Sáng lập CHANGE chia sẻ trên một bài đăng.
Sẵn tiện chúng ta đang nói về chủ đề bảo vệ Trái Đất và hạn chế sử dụng nhựa, hãy cùng nhau tìm hiểu về lý do tại sao rác thải nhựa lại trở thành một trong những vấn đề môi trường tại Việt Nam. Rác thải nhựa đang ảnh hưởng đến người dân như thế nào, và chúng ta đang làm tổn thương môi trường ra sao,…dưới đây là 5 sự thật “nhức nhối” về vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam.
37kg rác thải nhựa

Ảnh: Vietcetera
Về lý do tại sao Quái Nhựa lại nặng 37kg, đây chính là số lượng rác nhựa trung bình một người Việt Nam thải ra trong một năm. Nếu bạn đang thắc mắc rằng 37kg chỉ nặng bằng nửa thùng bia, nặng gấp 3 lần thỏi vàn và nặng gấp 8 lần con mèo. Nếu vạn nghĩ rằng một tấm nhựa sẽ không gây hại, thì hãy suy nghĩ lại.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia gây ô nhiễm nhựa đại dương nhiều nhất thế giới
Theo một báo cáo gần đây của USAID, Việt Nam đang tạo ra khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, ước tính 10 – 20% số rác thải này là nhựa – tức là ít nhất khoảng 2,5 triệu tấn rác nhựa đã được thải ra môi trường. Lượng rác này nặng gấp 250 lần tháp Eiffel. Và thật không may, lượng rác tương đương 250 chiếc tháp Eiffel này đang bị đổ ra đại dương.
Việt Nam đang tiêu tốn khoảng 2,2 tỷ đô la mỗi năm chi phí tái chế kém hiệu quả

Ảnh: Vietcetera
Theo báo cáo của VNExpress vào tháng 9 năm 2021, một nghiên cứu năm 2021 của Tổ chức Tài chính Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho thấy chỉ 33% trong tổng số 3,9 triệu tấn nhựa thông dụng được thải bỏ mỗi năm ở Việt Nam được thu hồi và tái chế, theo báo cáo của VNExpress vào tháng 9 năm 2021. Nghĩa là 75% giá trị nguyên liệu của chất dẻo – tương đương 2,2-2,9 tỷ USD mỗi năm – bị mất.
85% rác thải bị chôn lấp tại các bãi rác
Việc đổ rác ở bãi chôn lấp đòi hỏi diện tích lớn, có thể làm ô nhiễm đất và nước, đồng thời thải ra khí mê-tan, carbon dioxide và mùi hôi. Mặc dù chôn lấp rác tại các bãi rác là một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, nhưng nếu không được quản lý đúng cách, nó có thể tạo ra những tác động bất lợi đến môi trường. Tại Việt Nam, khoảng 85% lượng chất thải phát sinh được chôn lấp không qua xử lý tại các bãi chôn lấp, 80% trong số đó không hợp vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường, theo báo cáo của Thị trường Quản lý Chất thải Việt Nam (2020 – 2025).
Ô nhiễm nhựa đe dọa sông Mekong
Sông Mekong là một trong những con sông ô nhiễm nhất trên thế giới, vận chuyển khoảng 40 nghìn tấn nhựa vào các đại dương trên thế giới mỗi năm. Sự đa dạng sinh học của sông Mekong là nền tảng cho thức ăn, việc làm và truyền thống của hàng trăm triệu người. Khoảng 60 triệu người chỉ sống dựa vào nguồn thủy sản nước ngọt dồi dào trên sông Mekong để kiếm sống.