Lỗ thủng ozone mới phát hiện có diện tích lớn gấp khoảng 7 lần lỗ thủng ozone nổi tiếng xuất hiện ở châu Nam Cực vào các mùa xuân.

Lỗ thủng ozone phia trên châu Nam Cực ngày 11/9/2020. Ảnh: CAMS

Nhà khoa học Qing-Bin Lu tại Đại học Waterloo, Canada, phát hiện một lỗ thủng ozone lớn tồn tại quanh năm ở tầng bình lưu thấp trong khu vực nhiệt đới. Lỗ thủng này tồn tại từ những năm 1980, có độ sâu tương đương với lỗ thủng nổi tiếng xuất hiện ở châu Nam Cực vào các mùa xuân, nhưng diện tích lớn hơn tới 7 lần. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí AIP Advances hôm 5/7.

Lỗ thủng ozone được định nghĩa là khu vực mất ozone nhiều hơn 25% so với vùng khí quyển bình thường. “Khu vực nhiệt đới chiếm nửa diện tích bề mặt Trái Đất và là nơi sinh sống của khoảng một nửa dân số thế giới. Sự tồn tại của lỗ thủng ozone nhiệt đới có thể gây ra mối lo ngại lớn trên toàn cầu”, Lu cho biết.

“Sự suy giảm tầng ozone có thể dẫn đến tăng bức xạ cực tím ở mặt đất, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư da và đục thủy tinh thể ở người, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, giảm năng suất nông nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái và sinh vật thủy sinh nhạy cảm”, ông bổ sung.

Quan sát của Lu về lỗ thủng tầng ozone khiến nhiều nhà khoa học ngạc nhiên vì nó không được dự đoán bằng các mô hình quang hóa truyền thống. Dữ liệu quan sát của ông phù hợp với mô hình phản ứng electron tia vũ trụ (CRE) và chỉ ra cơ chế vật lý giống nhau của lỗ thủng ozone ở châu Nam Cực và vùng nhiệt đới.

Lu cho biết, phát hiện mới có thể rất quan trọng trong việc giúp con người hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu toàn cầu. “Phát hiện mới cho thấy cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về sự suy giảm tầng ozone, sự thay đổi bức xạ cực tím, sự gia tăng nguy cơ ung thư và các ảnh hưởng tiêu cực khác đối với sức khỏe và hệ sinh thái ở các vùng nhiệt đới”, ông nói.

Giữa những năm 1970, nghiên cứu khí quyển cho thấy tầng ozone, nơi hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím của Mặt Trời, có thể suy giảm do các hóa chất công nghiệp, chủ yếu là chlorofluorocarbon (CFC). Việc phát hiện ra lỗ thủng ozone ở châu Nam Cực năm 1985 giúp xác nhận rằng sự suy giảm tầng ozone do CFC gây ra. Việc cấm sử dụng những hóa chất như vậy giúp làm chậm quá trình này, nhưng các bằng chứng cho thấy tầng ozone vẫn đang suy giảm.

 

Nguồn: Science Daily

Theo VnExpress

Các bài viết liên quan

Khí hậu

Thảm họa sông băng “ngày tận thế” có thể đến nhanh hơn các nhà khoa học dự đoán

VTV.vn – Sông băng Thwaites tại Nam Cực đang đối mặt với tốc độ tan chảy nhanh đáng báo động. (Ảnh: Alexandra Mazur/University of Gothenburg) Các robot dưới nước quan sát sông băng Thwaites – dòng sông có biệt danh “Ngày tận thế” đã nhận thấy sự “tận thế” của…

22/09/2022
Khí hậu

VIETNAM CLIMATE LEADERSHIP CAMP 2022 CHÍNH THỨC TRỞ LẠI

Từ 09/8 – 25/8/2022, Trại Thủ Lĩnh Khí Hậu Việt Nam (Vietnam Climate Leadership Camp – viết tắt VCLC) 2022 chính thức mở đơn đăng ký cho những bạn trẻ tài năng, luôn ấp ủ những kế hoạch góp phần bảo vệ môi trường. Đây là cơ hội cho những…

10/08/2022
Khí hậu

WION Climate Tracker: Thời tiết ở Tây Âu oi bức trong cái nóng khắc nghiệt | 20 vụ cháy rừng trên khắp Bồ Đào Nha

Châu Âu đang hứng chịu ​​một cơn thịnh nộ thời tiết: nhiệt độ cao phá kỷ lục, các đợt nắng nóng và cháy rừng nguy hiểm chết người. Nhiệt độ ở Tây Ban Nha đã lên đến 45,6 độ C.     Nguồn: WION  

22/07/2022