Chắc hẳn các bạn cũng đã biết một trong những cách để duy trì lối sống bền vững, bảo vệ thiên nhiên là tái chế. Nhiều bạn vẫn có thói quen tái chế tất cả mọi thứ, đặc biệt là nhựa. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng có thể tái sử dụng nhiều lần. Việc tái chế sai cách cũng có thể gây nhiều tác hại đến sức khoẻ của chính các bạn đó!

Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt những gì có thể và không thể tái chế. Có thể bạn đang tự hỏi: Các con số trên nhựa có ý nghĩa gì? Những loại nhựa nào có thể tái chế? Bài viết này chắc chắn sẽ giúp các bạn giải đáp các câu hỏi về các loại nhựa thường gặp, từ đó giúp tụi mình có thể tái chế một cách hiệu quả nhất nhé! 

Những ký hiệu hình tam giác nhỏ với các con số khác nhau được in trên chai nhựa, đồ dùng nhựa, v.v. được gọi là mã nhận diện nhựa (Resin Identification Codes – RIC) do tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ASTM ban hành. Hiện nay, các sản phẩm nhựa được chia làm 7 loại khác nhau tương ứng từ số 1 đến 7 với mục đích khác nhau bao gồm:

♳ Số 1 – Nhựa PET hay còn gọi là PETE

Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) sử dụng để đựng những loại nước uống (thực phẩm dạng lỏng) như nước khoáng, bia, nước ngọt, v.v. Đây là loại nhựa không có khả năng tái sử dụng mà chỉ sử dụng được 1 lần, vì có khả năng thẩm thấu hợp chất DEHP – chất gây nên bệnh ung thư vào nước uống đựng trong chai. 

♴ Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE

Nhựa HDP ( High-Density Polyethylene) là loại nhựa khá an toàn, dễ dàng tái sử dụng lẫn tái chế và thường được dùng để là bình sữa, hộp đựng kem, chai đựng dầu gội.

♵ Số 3 – Nhựa PVC

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) là loại nhựa mỏng, mềm và có độ dẻo cao, thường được dùng để làm màng bọc thực phẩm, khay đồ ăn, v.v. Trong nhựa PVC thường có hợp chất bisphenol A gây phá hủy nội tiết tố và gia tăng rủi ro ung thư ở người

♶ Số 4 – Nhựa LDPE

Nhựa LDPE (Low-Density Polyethylene) là nhựa có tính chất hóa học gần giống như loại nhựa số hai nhưng mềm hơn nên được sử dụng để làm bọc quấn, túi đựng rác

♷ Số 5 – Nhựa PP

Nhựa PP (polypropylene) là loại nhựa có tính bền nhiệt cao, dễ tái sử dụng, an toàn để sử dụng làm hộp đựng thực phẩm, sử dụng trong lò vi sóng (với thời gian 1 – 2 phút)

♸ Số 6 – Nhựa PS

Nhựa PS (Polystyrene) là nhựa rẻ và nhẹ. Không an toàn để tái sử dụng, thường được dùng để làm các hộp đồ ăn uống dùng 1 lần hay các dụng cụ dao thìa đĩa đi đã ngoại.

♹ Số 7 – Các loại nhựa khác

Loại nhựa có ký hiệu số 7 thường là những loại nhựa độc hại, rẻ tiền và không rõ nguồn gốc. Hiện tại, nhựa số 7 có khả năng làm bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất do tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nếu mọi người có thể check được ký hiệu thì hãy tránh xa loại nhựa này ra nhé

Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người đã có thêm kiến thức về tái chế đúng cách. Hãy cùng CHANGE ngưng tạo Quái Nhựa vì một tương lai không rác nhựa bạn nhé!

Các bài viết liên quan

Ô nhiễm

Giải cứu con sông ô nhiễm nhất thế giới ở Indonesia

Citarum từng là con sông ô nhiễm nhất thế giới, khiến 15 triệu người sống dựa vào nó chật vật, khốn khổ trong thời gian dài. Theo Zing News

07/09/2022
Ô nhiễm

Việt Nam thải 3,1 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường mỗi năm

Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới. Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra trên đất liền mỗi năm và lượng rác thải đổ ra đại…

03/08/2022
Ô nhiễm

Nhà máy điện rác lớn nhất nước vận hành

HÀ NỘI – Nhà máy điện rác Sóc Sơn, công suất xử lý 4.000 tấn rác khô mỗi ngày, bắt đầu vận hành sáng 25/7, sau nhiều lần trì hoãn. Lúc 8h05 tổ máy số 1, công suất 15MW, đã hòa lưới điện quốc gia thành công. Với việc vận…

02/08/2022